Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Điệp khúc không lời

Diệu thương

Gởi tặng Diệu clip này , sẽ còn tìm thêm ý tưởng để làm cho Diệu nữa, những khoản khắc của Diệu trang điểm mà H capture từ clip để đưa vào H đã chọn từng giây vì thật sự phong thái tự nhiên đó của Diệu H rất thích hihihi nhờ Diệu mà H có nhũng thước phim cứ như dân chuyên nghiệp ( hihi tự khen cho khỏe)
Hoang Minh Hong

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Tâm Hồn Em
(Lời: Trịnh Hoàng Diệu)
Em xinh tươi như cây trái đầu mùa,
em kỳ diệu như hoa quỳnh hóa kiếp,
em hướng thiện rạng ngời nhân ái,
em lung linh tỏa sáng khắp đất trời.

Em bao la rộn rã tiếng cười vui,
em rạng ngời âm thanh muôn sắc mầu,
em nhã nhặn dịu dàng vẽ kiêu sa,
em lộng lẫy với tâm hồn Việt Nam.

Em ung dung trong bóng mát dịu dàng,
em gieo hạt cho mầm non đơm trái,
em đã chọn ngày lành tháng tốt,
em yên vui trong bóng mát cuộc đời.
Tâm Hồn Em
Nhạc: Lê Phú
Lời: Trịnh Hoàng Diệu
Ca Sỹ: Kasim Hoàng Vũ

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Thứ Năm, 19/04/2012 - 13:40
NTK áo dài Trịnh Hoàng Diệu: Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà
 
Ngôi nhà tôi đang ở nằm trên con đường Phạm Ngọc Thạch được xây dựng từ mấy chục năm nay. Tôi thật nhỏ bé trong căn nhà này từ khi còn là một thiếu nữ. Và đến nay vẫn vậy - cảm giác nhỏ bé luôn hiện hữu nơi tôi.
Sống trong căn phòng áp mái với không gian thinh lặng đủ để tôi suy tư về thân phận và làm công việc mình yêu thích. Từ khung cửa gỗ nhìn ra là vòm trời mênh mông có giàn hoa giấy ngự trị đã mấy chục năm. Vòm trời thật thơ mộng, lộng gió Sài Gòn “nghe tiếng chim non lần hạt”. Cây hoa giấy đã có tuổi nên thân cũng già như cổ thụ, uốn éo đan kết vào nhau thành một hàng rào kiên cố và cứ thế mà trổ những cánh hoa tươi suốt bốn mùa. Những buổi sáng tôi thức dậy cùng gió, cùng tiếng chim hót trên giàn hoa giấy rự rỡ nắng vàng ấy để thấy cuộc sống quý giá biết chừng nào. Thêm một ngày cho tôi được sống và yêu thương…
NTK áo dài Trịnh Hoàng Diệu
Từ làm việc ở góc phòng, tôi có thể nhìn ngắm những bức tranh của anh tôi treo trên tường đã cũ. Có những bức tranh đã vẽ xong và cũng có bức còn dang dở; một vài bức chưa kịp ký tên. Căn phòng dù nhỏ nhưng có đủ âm thanh, màu sắc và một góc riêng rất có hồn. Ngồi ở đây từ ngày này qua ngày khác, thấy tâm hồn thật nhẹ. Đôi khi, những vần thơ đi ngang qua tâm trí và có lúc hình ảnh đẹp của mẹ tôi hiện về…
Tôi ngồi đây phác họa nên những mẫu áo dài mình yêu thích. Trí tưởng tượng đâu có đóng khung trong bốn bức tường mà bay bổng ở không gian mênh mông của sự sáng tạo. Tôi tin như thế nên đi tìm được sự hài lòng nơi góc đơn sơ của riêng mình. Cũng có lúc tôi ngồi trong tư thế thiền để nhìn cuộc đời đã và đang đi qua. Những nét chấm phá và phối màu trên chiếc áo dài cổ điển đã làm cho tôi thấy lòng thật bình yên và vui sướng khi một ý tưởng vừa đi ngang qua trong đầu.
Cảm ơn đời đã cho tôi sống trong căn nhà đầy ắp kỷ niệm đẹp của thời còn thiếu nữ - một nơi chốn văn hóa để nuôi dương tâm hồn yêu nghệ thuật, đam mê sáng tạo và cả chút dại dột của bản tính thật thà trời cho. Tôi yêu không gian ấm áp và những kỷ niệm đẹp của thời thanh xuân cùng với mẹ và các anh chị em trong nhà. Yêu đến nỗi ngay cả khi tôi đang sống trong căn nhà này mà tôi vẫn thấy “nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà…”
Theo Đẹp

http://www.baohomnay.com/tin-tuc/vi/news/Giai-tri/NTK-ao-dai-Trinh-Hoang-Dieu-Nhieu-khi-bong-nhu-tre-nho-nha-123669/

Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012

Sinh Nhật của Mẹ - 8 tháng 3

“Không có một bài hát nào nói đủ về Mẹ. Mất Mẹ là mất đi một tài sản lớn nhất trong toàn bộ sự giàu có của một đời người.
Tình yêu của mẹ là không vị lợi. Ở trái tim người Mẹ chỉ có sự tràn đầy, không có bớt đi hoặc thêm vào gì nữa.”
Anh Sơn đã viết như thế trong bài Mẹ và Tôi.
Anh đã chọn ngày sinh nhật của mẹ tôi là 8 tháng 3 âm lịch để đến với giấc ngủ ngàn thu cùng mẹ.
Tôi hiểu tại sao anh yêu Mẹ tôi đến thế, vì ở trái tim người Mẹ lúc nào cũng có một lực hút để rồi lan tỏa Từ Tâm.
Qua những biến cố trong cuộc đời, khuôn mặt Mẹ tôi lúc nào cũng Bình thản, Trầm lặng và Từ tốn, phải chăng là nguyên lý sống để nuôi dạy các anh em chúng tôi thành  người.
Tình yêu thương của Mẹ dành cho chúng tôi đã liên kết anh em chúng tôi lại với nhau và Mẹ đã đem lại sự Bình an, Hạnh phúc trong Tâm hôn của chúng tôi.
Trịnh Vĩnh Trinh
Trinh Vinh Trinh - Be Be - em be - Lys - Trinh Hoang Dieu
Ao dai duoc thiet ke boi Trinh Hoang Dieu

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Em gái Trịnh Công Sơn trổ tài nấu cỗ chay

Theo PTVN
TimHieuDaoPhat.Com Theo PTVN

Trịnh Hoàng Diệu và con gái

Chị là Trịnh Hoàng Diệu đang sở hữu nhà hàng “Trịnh” chuyên món Huế và các món đặc sản tại 41/5 Phạm Ngọc Thạch – Q. 3 – TP Hồ Chí Minh ngay hẻm phía sau ngôi nhà của Trịnh Công Sơn.
Không chỉ có kiến thức thuộc đẳng cấp cao về văn hóa ẩm thực, Hoàng Diệu còn có một đam mê đến mất ăn mất ngủ là tạo mốt áo dài theo cốt cách bà hoàng, tiểu thư cung đình Huế.
Mới đây, người viết bài này còn chứng kiến Hoàng Diệu tự tay vào bếp chế biến các món chay của bữa tiệc buffet do một người bạn nhờ chị làm cho lễ đính hôn của một người con trong gia đình.
Thiên hạ thường thấy chị duyên dáng tươi tắn trước công chúng, trong các buổi giao tiếp, trong các chương trình giới thiệu thời trang áo dài của chị, nhưng ít ai tận mắt chứng kiến Trịnh Hoàng Diệu tay cầm đũa, tay xóc chảo với nét mặt bình tĩnh luôn hồng lên bên bếp.
Thừa hưởng tài nấu nướng của mẹ, ngày xưa mẹ nấu chay rất ngon. Chị cười rồi nói: “Ngày còn nhỏ, hôm nào thấy mẹ ăn chay là anh Sơn cũng ăn theo, thấy anh Sơn ăn chay là mấy đứa em gái cũng ăn theo anh luôn”.
Từ thời nhà Nguyễn, Phật giáo được tôn là quốc giáo chính của đất Việt nên các đầu bếp của triều đình, các phu nhân của các vị quan không thể không biết nấu món chay. Do vậy ít người Huế nào là không biết đến các món ăn chay. Ăn chay đã đi vào tâm thức của mỗi gia đình, trải qua quá nửa thế kỷ đã in đậm rất sâu bản sắc văn hóa ẩm thực chay trong đời sống xứ Huế.
Trịnh Hoàng Diệu đã may mắn là một cô gái Huế, nay đã ở cái tuổi mệnh phụ, chị không hề thấy mình có tuổi. Mỗi món chay của chị chế biến xong bày ra đĩa là trở thành một tác phẩm biết nói, giầu ngôn ngữ nghệ thuật ẩm thực chay từ những thực phẩm tươi do chính chị ra chợ lựa chọn và qua bàn tay chế biến của chị nó đã thăng hoa lên thành tên gọi của cuộc sống. Ẩm thực muôn đời không cũ trong kho tàng ẩm thực Việt Nam trong đó có ẩm thực chay, nó luôn được cất cánh từ những bàn tay có kỹ năng chế biến lưu lại cho con cháu biết bao thế hệ sau......

Xem toan bai:

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2012

Trịnh Công Sơn & mẹ qua những câu chuyện của Trịnh Hoàng Diệu

18/1/2012 10:13
Chị là người đang sống trong ngôi nhà nơi Trịnh Công Sơn đã sống cùng mẹ ở Sài Gòn suốt gần nửa cuộc đời. Chị cũng là người quyết định rất nhanh, bỏ mọi thứ lại ở Canada, về sống bên cạnh anh trai mình để chăm sóc cho anh khi mẹ đột ngột qua đời.

Khi không đứng bên cạnh cái tên Trịnh Công Sơn quá lớn, người phụ nữ nhỏ bé này là một chuyên gia ẩm thực, nhà thiết kế thời trang và là nhà thơ Trịnh Hoàng Diệu. Không chỉ vậy, chị còn có thể vẽ tranh và đàn hát như tất cả những con người tài hoa trong gia đình họ Trịnh. Vậy mà trong câu chuyện của chị, hầu như không có bóng dáng của "Diệu", chỉ có "mạ" và "anh Sơn".

Căn phòng trên tầng áp mái trong ngôi nhà nơi Trịnh Công Sơn đã sống giờ là phòng trưng bày và cũng là nơi chị Hoàng Diệu ngồi thêu thùa, may vá những chiếc áo dài theo đúng phong cách hoàng cung xưa: từ chất liệu tơ, lụa cho đến kiểu dáng không chít eo và những đường nét thêu thùa thủ công tỉ mỉ. Chị làm mọi thứ một mình, không cái nào lặp lại cái nào - như cách người ta làm thơ, viết nhạc hay vẽ tranh bằng tâm hồn bay bổng. Những mẫu áo dài do chị thiết kế đã từng được triển lãm ở nước ngoài và luôn mang đến sự ngưỡng mộ đặc biệt bởi sự khéo léo, kỳ công. Đặc biệt là mỗi mẫu chỉ có duy nhất một cái. Không chỉ làm áo dài theo cách riêng của mình, chị còn có thể thiết kế và may rất khéo đồ Âu, không cần phải lấy các số đo mà chỉ cần biết chiều cao, cân nặng. Vậy mà ai mặc vào cũng rất vừa vặn và không thể chê bởi từng đường nét đều được chăm chút kỹ lưỡng, cho dù là lớp áo bên trong.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng 2 cô em gái: Trịnh Hoàng Diệu và Trịnh Vĩnh Trinh.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng 2 cô em gái: Trịnh Hoàng Diệu và Trịnh Vĩnh Trinh. Ảnh: IE

Doc tiep toan bai qua link duoi:

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

Báo Thừa Thiên Huế - Thứ hai, ngày 30 - 01 - 2012


  Văn hóa - nghệ thuật
Quán Huế của cô gái họ Trịnh
Ngày cập nhật: 09/02/2011 07:49 PM
(TTH) - Toạ lạc tại số 41/5 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, Saigon, nhà hàng Trịnh là nơi gặp gỡ của những người yêu món ăn truyền thống xứ Huế. Chủ nhân, Trịnh Hoàng Diệu là cô con gái kế út trong gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Chị là một chuyên gia ẩm thực xuất sắc, một nhà thiết kế thời trang tài hoa và là một nhà thơ đầy lãng mạn.
“Tôi trở thành đầu bếp giỏi là nhờ anh Sơn”
Câu chuyện của Trịnh Hoàng Diệu mang đầy hoài niệm về những tháng ngày ở Huế. Lớn lên trong một gia đình nề nếp, những cô con gái họ Trịnh đều nổi tiếng công - dung - ngôn - hạnh. Ngoài giờ đi học, các cô dành phần lớn thời gian cho việc bếp núc. Tất cả các món ăn truyền thống xứ Huế các cô đều được mạ bày vẻ k càng. Không chỉ nấu ngon, các món ăn còn phải được bày biện, trang hoàng đẹp mắt.

Trịnh Hoàng Diệu là người sớm bộc lộ năng khiếu ẩm thực của mình. Là người nhỏ tuổi nhất nhưng món ăn của cô luôn làm vừa ý người mạ rất đỗi kỹ tính trong việc chế biến món ăn. Mạ các cô thường xuyên tổ chức các cuộc thi nấu ăn nho nhỏ trong phạm vi gia đình. Và Trịnh Hoàng Diệu luôn là người giành phần thắng.
Chị tâm sự: “Nấu ăn từ hồi đó đã là niềm đam mê của tôi. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc mỗi khi vào bếp. Các món ăn, với tôi, là một tác phẩm nghệ thuật k công mà mình phải dồn vào đó cả tâm huyết. Có một động lực thúc đẩy tôi đam mê nấu ăn mà rất ít người biết. Đó chính là người anh trai của tôi, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Tôi rất mực yêu thương anh ấy. Anh Sơn của tôi lại là người rất sành ăn. Thế là tôi luôn cố gắng học tập, chế biến các món ăn vừa ý anh ấy. Đặc biệt, tôi biết, anh trai tôi là người rất yêu thích cái đẹp. Các món ăn của tôi, vì thế, cũng được bày biện rất sáng tạo và đẹp mắt”.
Năm 1972, gia đình họ Trịnh rời Huế vào Saigon sinh sống, sau đó là định cư tại Canada. Những cô gái họ Trịnh vẫn giữ nếp nhà. Các món ăn xứ Huế vẫn được các cô nấu trong bữa ăn gia đình. Các con lớn lên cũng “truyền nghề”, đảm đang và khéo léo.
“Kinh doanh nhà hàng cũng cần có cái “tâm”
Năm 1995, được tin mạ mất tại Canada, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vô cùng suy sụp. Thương anh, Trịnh Hoàng Diệu quyết định ở lại Việt Nam, mở nhà hàng Trịnh để được sống bên cạnh người anh trai mà mình vô cùng yêu quí.

Ở Saigon, rất nhiều nhà hàng Huế ra đời. Thế nhưng, đến với nhà hàng Trịnh, người Huế xa quê mới thực sự được sống trong không gian Huế và thưởng thức các món ăn xứ Huế chính hiệu. Trịnh Hoàng Diệu “cam kết”: các món ăn tại nhà hàng Trịnh được nấu theo kiểu Huế truyền thống 100%. Tận tay chế biến và trang trí, các món ăn nổi tiếng của Huế như bún bò, nem nướng, bèo, nậm, lọc… đều được gia chủ nêm nếm theo kiểu Huế truyền thống.

Từ nhỏ các cô gái nhà Trịnh phải hì hụi tự may áo để mặc. Niềm đam mê thiết kế thời trang của Trịnh Hoàng Diệu bắt đầu từ đó. Trả lời phỏng vấn của báo chí trong dịp này, chị nói: “Chế biến món ăn ngon và thiết kế thời trang đẹp là niềm hạnh phúc của tôi. Công việc nghệ thuật này cần có cả tâm và hồn”. Năm 2010, Trịnh Hoàng Diệu tổ chức thêm 2 chương trình thời trang tại Saigon với chủ đề “Về nguồn”. Bộ sưu tập mới này được chị lấy cảm hứng từ y phục xưa của các bà hoàng triều Nguyễn, với những hoạ tiết hoa đào, chim phượng và những cánh cò vẽ trên áo dài… mang một vẻ đẹp sang trọng, tươi tắn và dịu dàng hơn cho những kiểu áo dài tà rộng truyền thống.
K công và đẹp mắt, đó là 2 tiêu chí mà Trịnh Hoàng Diệu chưa bao giờ bỏ qua. Chị cho biết: “Nhà hàng chúng tôi không bao giờ dùng thực phẩm đông lạnh. Mỗi sáng, tôi đều đích thân đi chợ, chọn những con tôm còn sống và miếng thịt còn tươi để chế biến món ăn. Vì thế, nước mắm nấu từ tôm của nhà hàng chúng tôi luôn trong veo và đẹp mắt. Bánh ướt, bánh bèo của chúng tôi được đổ khi khách gọi chứ không bao giờ làm trước, để nguội. Món nem nướng là món khó làm nhất. Yêu cầu của tôi là miếng nem cắt ra không được khô và phải có độ ngọt và độ tươi của thịt”.

Ngoài các món ăn quen thuộc, Trịnh Hoàng Diệu còn sáng tạo các món ăn độc đáo, chỉ có ở nhà hàng Trịnh như: ngư ông tác võng (cá thu quết quấn sã nướng), khối tình (thịt bò nướng cây tre), cơm Tây Thi (cơm trộn trứng vấn lá chuối làm nón). Đây được xem là 3 món đặc sản của nhà hàng Trịnh mà thực khách không thể bỏ qua.

Một điều đặc biệt của nhà hàng Trịnh là 15 năm tồn tại nhưng không hề thay đổi dù chỉ 1 nhân viên. “Mở nhà hàng đã khó nhưng đào tạo nhân sự càng khó hơn” – Trịnh Hoàng Diệu tâm sự. “Nhân viên của nhà hàng Trịnh được tôi đào tạo rất k càng. Các em không chỉ được dạy cách chế biến các món ăn mà còn được dạy cả lối sống, cách đối nhân xử thế. Tôi luôn xem các em như con, cháu mình và không bao giờ giấu nghề. Rất nhiều nhà hàng ở Saigon từng rơi vào khủng hoảng vì thiếu nhân viên nhưng với nhà hàng Trịnh, tôi luôn yên tâm về các nhân viên của mình” – chị Diệu tiếp lời.

Yêu quí nhân viên, chế biến món ăn ngon, đẹp và vệ sinh được chị Diệu xem là cái “tâm” trong quản lý nhà hàng. Và cái “tâm” đó chính là bí quyết thành công trong 15 năm kinh doanh của Trịnh Hoàng Diệu.
Lý Hạnh
Lý Hạnh

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012